Gia đình, đồng nghiệp tiễn biệt dịch giả Dương Tường

Từng đoàn người vào viếng dịch giả trong tiếng nhạc của Tình khúc 24, Dương cầm lạnh - hai ca khúc nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ ông. Trên bàn ghi sổ tang, ban tổ chức đặt tờ in tiểu sử, các tác phẩm, giải thưởng xuyên suốt sự nghiệp Dương Tường.

Vài tháng trước khi Dương Tường mất, vì quy định của bệnh viện, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên không thể đến thăm đàn anh. Cuối đời, dịch giả hay gọi điện cho ông, nói: "Nguyên à, em đến đưa anh đi chơi đi". Ông thèm ra ngoài, ngắm đường phố, nghe những cuộc trò chuyện của người trẻ. Khi sức khỏe sa sút, ông vẫn thích được người thân đưa xuống quán cà phê gần nhà ở đường Lê Thánh Tông chơi.

"Ông là một người hiền, thể hiện ở tính cách, thái độ sống nhưng quyết liệt trong sáng tác, tìm tòi con chữ. Hơn 60 năm gắn bó nghề, ông giày vò cả thể xác lẫn tinh thần để chuyển ngữ các tác phẩm kinh điển", ông Phạm Xuân Nguyên nói.

>>> Gia đình, đồng nghiệp viếng dịch giả Dương Tường

Trong điếu văn, ông Phạm Xuân Nguyên viết: "Người gảy Tình khúc 24 đã rời cõi thế đúng ngày 24 của tháng có lễ Tình nhân cho mọi đôi lứa yêu nhau. Chắc sự trùng hợp này đã làm cho Dương Tường thỏa lòng. Bởi Dương Tường đã sống gần trăm năm kiếp người của mình làm một Người Tình". Ông gọi Dương Tường là người tình gắn bó gia đình, người tình đam mê những trang văn chương nhân loại, người tình gan ruột của tiếng Việt và người tình không tuổi của văn thơ, hội họa, sân khấu, âm nhạc.

Dịch giả, nhà thơ Dương Tường (1932-2023). Ảnh: Giang Huy

Nhiều đồng nghiệp, bạn bè trong giới văn chương tiễn đưa một trong những trí thức tiêu biểu. Dịch giả Dương Thắng nói đàn anh hiểu rộng, biết sâu, không được đào tạo bài bản nhưng tự mày mò thành tài. Dương Thắng từng gửi những bản dịch đầu tiên cho Dương Tường đọc, được ông góp ý. Các bản dịch của Dương Tường, nhất là Đi tìm thời gian đã mất, cũng được Dương Thắng nghiền ngẫm, học hỏi. Với thơ, dịch giả Dương Thắng nhận định ông luôn tìm tòi cách tân, có lối đi riêng và tôn trọng mọi sáng tạo của các bạn văn.

"Tinh thần và sức làm việc của ông đáng nể. Nhiều người từng lên kế hoạch dịch Truyện Kiều nhưng dang dở. Ở tuổi gần đất xa trời, khi sức cùng lực kiệt, ông vẫn hoàn thành. Đó là điều những thế hệ dịch giả sau cần học hỏi", ông Dương Thắng nói.

    Dịch giả Dương Tường đọc bài thơ 'Serenade 3'

Ban tổ chức lễ tang để chiếc micro trống, phát đoạn thu âm ông đọc bài thơ "Serenade 3", từng được nhạc sĩ Phú Quang phổ thành ca khúc "Dương cầm lạnh". Nghe giọng ông, vợ và các con khóc. Video: Hà Thu

Nhà văn Xuân Ba nói Dương Tường là hiện thân của sự tử tế. "Cây đại thụ của nền văn học hiện đại đã ngã xuống và rất lâu khoảng trống ấy mới được lấp đầy. Ngoài cống hiến sự nghiệp của riêng mình, ông dành nhiều tâm huyết khuyến khích, nâng đỡ các cây bút, dịch giả trẻ. Sự dung dị, hồn nhiên khiến ông có nhiều bạn vong niên. Cho đến những năm cuối đời, nhiều học sinh, sinh viên thường đến nhà, giúp ông đọc chữ, đánh máy, nghe ông giảng Kiều", Xuân Ba nói.

Không chỉ gắn với văn chương, Dương Tường còn là cây bút phê bình mỹ thuật sâu sắc, có giọng điệu riêng, theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn. Ông viết nhiều vào giai đoạn những năm 1980-1990, khi nền Mỹ thuật sau Đổi mới tiếp cận nhiều xu hướng quốc tế. Ông đặt ra những quan niệm mới, khuyến khích các họa sĩ trẻ khi ấy tìm tòi, sáng tạo. Lương Xuân Đoàn nhớ Dương Tường tổ chức nhiều buổi trưng bày trong không gian nhỏ tại nhà riêng ở Phan Huy Chú, giúp nhiều tác phẩm thể nghiệm lúc bấy giờ được công nhận. Con gái ông - Phương Mai - thừa hưởng tình yêu mỹ thuật từ bố - phụ trách một phòng tranh ở Hà Nội.

,

Telegram分享群组www.tel8.vip)是一个Telegram群组分享平台。Telegram分享群组包括Telegram分享群组、telegram群组索引、Telegram群组导航、新加坡telegram群组、telegram中文群组、telegram群组(其他)、Telegram 美国 群组、telegram群组爬虫、电报群 科学上网、小飞机 怎么 加 群、tg群等内容。Telegram分享群组为广大电报用户提供各种电报群组/电报频道/电报机器人导航服务。

,

Vợ nhà thơ Dương Tường - bà Nguyễn Thị Trinh (trái) - trong lễ tang chồng. Ảnh: Giang Huy

Dịch giả qua đời ngày 24/2, thọ 91 tuổi. Ba tháng trước khi mất, ông điều trị ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Trinh và ba người con Hải Âu, Trần Thị Hương, Trần Phương Mai túc trực. Dương Tường và vợ gặp nhau lần đầu năm 1955, khi ông 23 tuổi còn bà 14 tuổi. Vài năm sau, hai người mới bắt đầu yêu. Năm 2011, ông bà tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày cưới. Tên con trai ông được đặt theo vở kịch Hải âu của văn hào Nga Chekhov - tác phẩm đầu tiên dẫn ông vào làng dịch thuật năm 1961.

Ông sinh năm 1932 ở Nam Định, từng làm phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam, biên dịch viên tại Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam và về hưu từ năm 1979. Với niềm say mê ngôn ngữ, ông tự học tiếng Pháp, tiếng Anh.

Một đời phu chữ, ông để lại gia tài dịch thuật gồm hơn 50 tác phẩm của nhiều nền văn học lớn như Anh, Mỹ, Nga, Đức, Nhật Bản. Trong đó, nhiều bản dịch của ông chinh phục nhiều thế hệ độc giả như: Lolita, Cuốn theo chiều gió, Cội rễ, Đồi gió hú, Bức thư của người đàn bà không quen, Kafka bên bờ biển, Con đường xứ Flandres hay Đi tìm thời gian đã mất.

Ông quan niệm "một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó dịch giả là đồng tác giả". Khi chuyển ngữ, ông sống cùng nguyên tác trước rồi mới "đẻ" ra bản dịch. Trung bình, ông dành khoảng một năm chuyển ngữ một tác phẩm, có những cuốn khó mất hai, ba năm. Trước khi dịch, ông đọc sách ít nhất hai lần, tìm hiểu tiểu sử, phong cách tác giả, vị trí của họ trong nền văn học.

Thời dịch Cái trống thiếc nhà văn Đức Gunter Grass, ông tự bỏ tiền túi lên trại sáng tác Đại Lải, Tam Đảo thuê phòng, ngồi rịt trong phòng dịch. Khi sách in ra, ông được nhận nhuận bút bảy triệu đồng, không đủ mua sách tặng bạn bè.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (trái) tiễn biệt đàn anh. Ảnh: Giang Huy

Dương Tường từng nói ông "không ăn gian của trời một ngày nào", làm việc đến khi sức cùng lực kiệt. Năm 2019, ở tuổi 87, ông ra mắt bản dịch Chết chịu của nhà văn Pháp Louis-Ferninand Céline. Một năm sau, dịch giả in cuốn Kiều in Dương Tường's version, là kết quả sau thời gian ông miệt mài soi kính lúp gõ từng con chữ. Ông nói cuốn sách là "nén hương dâng lên cụ Nguyễn Du, lên tổ nghề, là thành phẩm để trả ơn tiếng Việt".

Suốt hai năm dịch Truyện Kiều, ông phải tiêm thuốc trợ lực trực tiếp vào mắt đến vài chục lần. Dịch giả còn gặp khó khăn vì không thể tra cứu từ điển hay các tài liệu, dựa tất cả vào trí nhớ. Khi hoàn thành tác phẩm, ông đến giai đoạn kiệt sức, không thể tự kiểm tra bản dịch.

Ngoài dịch thuật, Dương Tường phê bình văn học, mỹ thuật, làm thơ. Ông từng thể nghiệm nhiều hình thức thơ mới lạ trong các tập Dương Tường - Thơ, 36 bài tình (in chung với Lê Đạt), Đàn (thơ ngoài lời), Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác. Ông còn là tác giả của tạp luận Chỉ tại con chích chòe và tập truyện ký Thuyền trưởng (bút danh Nguyễn Trinh). Bài thơ nổi tiếng nhất của ông là Tình khúc 24, nói về cuộc tình thời trẻ, từng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc.

Hà Thu

添加回复:

◎欢迎参与讨论,请在这里发表您的看法、交流您的观点。